27 thg 4, 2010

Du lịch cuối tuần

Hôm nay Chủ Nhật, không đi làm, cho phép mình ngủ nướng 1 chút. Nhưng ánh nắng hắt vào từ cửa sổ, làm chóa cả mắt. Thế là chẳng thể nướng thêm được chút nào.

Vẫn như mọi ngày, tôi bật máy tính lên theo quán tính, y như 1 kẻ nghiện vậy. Và cùng thưởng thức ly cà phê ngon từ tay bà xã pha chế. Tôi không phải là kẻ nghiện cà phê nhưng không thể thiếu. Vì nếu không, tôi giống như thiếu ngủ.

Mới vừa mở trang web để đọc tin thì thằng em nó điện thoại rủ đi câu cá. Nó bảo lâu lâu đi câu cá chơi, đổi hướng, xả xìtrét, dứ lại để cho mấy đứa nhỏ gặp nhau, vui chơi. còn ngừ lớn... nhậu.

Ặc, cái này vui à nghen. Hồi còn ở dưới quê, lúc còn nhỏ, còn xách cần câu đi câu cá... lòng tong. Chứ lớn rồi, lên xì gòn học, xong đi làm, lấy vợ, rồi thực thi nhiệm vụ "bất khả thi" đó là sinh con để duy trì nòi giống. He he, thời gian đâu mà quởn để đi câu cá hay cùng bạn bè giao lưu đi chơi đây đó.

Ờ thì, đi thì đi - đó là quyết định của tôi. Thế là cả 3 gia đình cùng nhau có 1 kỳ nghỉ vui vẻ ở làng câu cá quận 7. Sau đây là 1 số hình ảnh, chỉ có mấy bé nít  và 1 ít người lớn.


Duyên dáng hem?

Từ 2010.04.25 - Du lịch cuối tuần



Từ 2010.04.25 - Du lịch cuối tuần

Bộ 3 đứa nít

Từ 2010.04.25 - Du lịch cuối tuần


Từ 2010.04.25 - Du lịch cuối tuần


Kéo vó để bắt cá

Từ 2010.04.25 - Du lịch cuối tuần

21 thg 4, 2010

Những câu nói hay

- Không có khái niệm tốt hay xấu, mà chính cách nghĩ của chúng ta tạo nên điều đó.
- William Shakespeare -

- Đừng khóc than vì những chuyện đã qua. Hãy mỉm cười với những cơ hội phía trước.
- Edward Matchett -

- Cuộc sống luôn sẵn có những cánh cửa, những cơ hội, như dây đàn căng đó chờ giai điệu vui.
- Ralph Waldo Emerson -

Nhận biết những khó khăn

"ĐỪNG KHÓC THAN VÌ NHỮNG CHUYỆN ĐÃ QUA.
HÃY MỈM CƯỜI VỚI NHỮNG CƠ HỘI PHÍA TRƯỚC"
- Edward Matchett -

Chúng ta thường tiêu tốn khá nhiều thời gian và suy nghĩ chỉ để bận tâm đến những trở ngại có thể gặp phải trên cuộc hành trình đi đến mục tiêu của mình. Cứ như thế, dần dần trong chúng ta chuyển từ việc tập trung vào điều mình đang tìm kiếm trong cuốc sống sang đi tìm câu trả lời cho vấn đề tại sao những ước mơ của chúng ta lại không thể thực hiện được. Càng đi sâu vào điều này, chúng ta càng thấy mình bất lực và bị nhấn sâu hơn vào vũng lầy của những khó khăn. Từ đó chúng ta quay ngược trở lại, lấy những nguyên nhân ngăn trở làm vỏ bọc bảo vệ mình khỏi những lời công kích hay nhạo báng. Và thế là chúng ta cứ mãi quẩn quanh với lớp vỏ bọc của mình mà không dám gỡ bỏ nó để đi tìm sức mạnh bản thân.

Nhưng trong cuộc hành trình đến với ước mơ, chắc chắn không ai trong chúng ta có thể tránh khỏi nhựng lần thất bại. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả để quyết định bạn là người như thế nào. Nó còn phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của bạn đối với những vấp ngả đó. Nếu bạn dám nhìn nhận và trực tiếp đối diện với thực tế, dù cho nó có tồi tệ đến mức nào đi chăng nữa thì có nghĩa là bạn đã đặt bước chân đầu tiên lên con đường của chiến thắng. Nó khẳng định rằng bạn luôn tự tin vào năng lực cũng như nguồn sức mạnh nội tại của chính mình. Điều này có nghĩa là bạn luôn biết cách tìm được và vận dụng sức mạnh của bản thân để giải quyết vấn đề trong mọi tình huống.

Nếu bạn còn chưa chịu nhìn nhận về những điều mà mình thường đưa ra để biện hộ cho hoàn cảnh thì bạn vẫn còn phải tiếp tục quẩn quanh với những khó khăn của mình. Nhưng khi đã hiểu rõ bản thân, bạn sẽ nhận ra rằng mình còn có những cách lựa chọn khác. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ hành động khác đi mỗi lúc thực hiện một lựa chọn, mà dần dần khi nghĩ về bản thân mình bằng lòng trắc ẩn cùng với quyết tâm thành công, bạn sẽ thấy mình sễ dàng hơn để chấp nhận mạo hiểm.

Đừng quá thất vọng hay tự trách mình khi bạn chưa thể tiến thêm một bước nữa về phía trước. bạn đã nhận quá đủ những ý kiến không tán thành trong cuộc sống này rồi nên bạn không cần phải nhận thêm bất kỳ một lời tráhc móc nào nữa từ chính mình, hãy suy ngẫm lại tất cả và hiểu rằng những do dự, chần chừ của bạn từ trước đến giờ chỉ là để tránh cho mình khỏi bị tổn thương hay bị phê bình, chế giểu, và điều đó hoàn toàn có thể thông cảm được. hãy xem đó như người bạn cũ, hãy mỉm cười và tha thứ cho bản thân rồi quyết định xem hôm nay có phải là ngày mà mọi thức sẽ thay đổi? Sự lựa chọn là ở chính bạn!

(Nguồn First News)

8 thg 4, 2010

Quản lý màu sắc - Color Settings in PS - 3

In Ấn

Tìm vào Printer Options. Option này thay đổi tùy từng máy in. Có thể vào bằng Control Panel/Printers and Faxes rồi right click vào cái printer. Nếu từ Photoshop thì chọn File/Page Setup sau đó chọn printer và vào printer options. Mỗi printer nó một kiểu, nhưng hầu hết đều tương tự như nhau (vd có thể nó đề là Advanced, có thể là Printer Options, hoặc là Printer Properties). Mò tiếp đến khi nào thấy mấy cái options về Color Management thì tắt Color Management đi. Một lần nữa, cái option này thay đổi tùy từng máy in nhưng về bản chất thì vẫn thế. Cái máy in của em thì nó thể hiện thế này


Tiếp theo, khi muốn in, ta làm như sau:
Chọn File/Print with Preview và click vào More Options (trong các version PS khác có thể nó là một cái check/uncheck Show More Options nhưng bản chất là như nhau). Chọn Color Management, trong phần Profile của Print Space, chọn profile của máy in của mình. Và in


(hộp thoại này là ví dụ lấy từ Photoshop CS2, nhưng trong các version khác, các option có thể sẽ thể hiện hơi khác một chút, nhưng về bản chất sẽ là như nhau)

5 thg 4, 2010

Quản lý màu sắc - Color Settings in PS - 2

Monitor Calibration dùng Adobe Gamma

Nói qua về Monitor Calibration dùng Hardwares
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công cụ dùng để cân chỉnh màu sắc màn hình như Spyder, Spyder2, Spyder Pro của ColorVision, Eye-One Display2 Colorimeter của Gretag Macbeth, hay EZcolor & OPTIX XRite của Monaco Systems. Các món đồ chơi này giá từ một đến vài trăm USD. Thông thường, nó bao gồm một con mắt thần và một phần mềm. Con mắt thần dùng để gắn thẳng lên màn hình, sau đó phần mềm sẽ chạy và xuất một vài hình ảnh lên màn hình, con mắt sẽ đọc các hình ảnh đó và ghi lại các thông số, sau đó nó sẽ tạo ra một Color Profile cho màn hình. Khi máy tính khởi động, một chương trình đặc biệt sẽ được chạy và sẽ nạp cái profile này lên. Màn hình sau khi được cân chinh (calibrated) sẽ có màu sắc trung thực, đảm bảo khi in, nếu các bước khi in cũng proper, thì màu sắc của hình ảnh khi in ra sẽ không khác nhiều khi nhìn trên màn hình.

Monitor Calibration dùng Adobe Gamma
Khi cài Adobe Photoshop, ta sẽ có một chương trình gọi là Adobe Gamma dùng để cân chỉnh màu sắc màn hình bằng .. mắt thường.

Chạy chương trình Adobe Gamma: vào Control Panel, click đúp lên icon Adobe Gamma


và đây là cửa sổ chương trình Adobe Gamma



Brightness and Contrast: ta nhìn thấy các ô vuông đen và xám, và một sọc trắng. Nhiệm vụ của ta là chỉnh làm sao cho các ô màu xám đó càng đen càng tốt.

Phosphors: thông thường ta không cần quan tâm đến phần này. cứ để nguyên default của nó như thế.

Gamma: ta uncheck phần View Single Gamma Only nó sẽ hiện ra 3 phần RGB riêng biệt, như sau


Nhiệm vụ của ta sẽ là dịch chuyển các thanh sliders sao cho màu sắc của hình vuông bên trong càng gần càng tốt với màu sắc của ô vuông sọc bên ngoài.

Desired: tùy theo mình dùng máy Win hay máy Mac mà chọn Windows Default hay Mac Default.

White Point:
--> Measure: chọn white point cho màn hình. Ta sẽ thấy 3 hình vuông màu xám, và màu của chúng hơi khác nhau chút chút. Click vào hình bên trái sẽ làm cho màu của hình ở giữa "lạnh" hơn một chút, ngược lại, click vào hình bên phải sẽ làm cho màu của hình ở giữa "ấm" hơn một chút. Click một hồi, đến khi nào cảm thấy hình ở giữa trông có vẻ neutural nhất thì ta click vào nó và kết thúc(có thể dùng một tấm gray card đặt ở bên cạnh để so sánh)

--> Hardware: chọn Daylight. Nếu ta hay làm việc vào ban đêm, với đèn tròn hoặc đèn neon, thì điều chỉnh lại cho phù hợp (vd 3200 hay 5000) nhưng thông thường để daylight (6500 độ) là tốt nhất.

--> Adjust: ta chọn Same As Hardware (trong trường hợp này sẽ là 6500 độ K)

Đến đây, ta điền ghi chú vào phần Description rồi click vào OK và quá trình cân chỉnh màn hình hoàn thành.

Bây giờ quay lại Photoshop và ấn Ctrl+Shift+K để vào Color Settings. Nhìn vào phần Working Space, trong phần RGB, ta sẽ thấy cái profile mới tạo ở trong đó. (đừng chọn gì cả. phần này chỉ để check thôi. click vào Cancel để thoát ra)



Như vậy có nghĩa là Photoshop từ nay sẽ convert màu sắc để hiển thị hình ảnh trên màn hình theo đúng profile vừa tạo.

2 thg 4, 2010

Quản lý màu sắc - Color Settings in PS

Color Management nói ra thì có vẻ to tát, thực ra cũng to tát thật nhưng không phải là "to" đến mức đó, nếu chịu khó bỏ chút thời gian ra nghiền ngẫm thì nó cũng không đến nỗi quá khó. Em sẽ giải thích nhanh một số khái niệm cơ bản về input, output, color profile (cameras, monitors, printers, scanners . . . ) và hướng dẫn về cách dùng color profile phục vụ riêng cho mục đích post ảnh lên diễn đàn một cách properly. Đây là những kiến thức em đọc được qua sách báo, mạng ... và tổng hợp lại. Em cũng xin lỗi thêm là em sẽ cố gắng dùng tiếng Việt một cách triệt để nhất, để cho dễ hiểu. nhưng có thể có một số phần em ko biết dịch thế nào, thì em đành phải dùng tiếng Anh, hoặc em sẽ dịch thô và ghi chú bằng tiếng Anh. các bác thông cảm cho em phần này hì hì)

[B]Input và Output.[/B]

Một bức ảnh (image/photo) trước khi được đưa lên máy tính thì phải qua Inputs. Các thiết bị input có thể là digital cameras hoặc scanners (bao gồm cả film scanners, slide scanners, photo scanners, và tất nhiên là bao gồm tất tần tật từ flatbeds đến drums . . .) Trong cả hai trường hợp, kết quả cho ra đều là ảnh RGB bởi vì các máy cameras & scanners đều dùng RGB sensors. Điều quan trọng là, cùng là RGB nhưng có đủ các loại RGB như Adobe RGB hay sRGB ... Một lượng lớn hình trên mạng hiện nay là không có profile đi kèm(unprofiled).

Tiếp theo, khi bức ảnh được mở trong Photoshop, thì Photoshop sẽ thể hiện nó (display) trên một màn hình máy tính (monitor, bao gồm CRTs, LCDs) hoặc projector, nhiều khi lên cả màn hình TV nữa. Trong Photoshop, thông thường chúng ta làm việc trong môi trường Adobe RGB (Adobe RGB Environment), nhưng khi thể hiện trên monitor, nó sẽ chuyển đổi (convert) từ môi trường của nó (Photoshop''s color space) sang môi trường của màn hình (monitor''s color space). Vấn đề là mỗi màn hình có cách thể hiện RGB khác nhau, đây chính là lý do các bác làm đồ hoạ chuyên nghiệp phải thường xuyên cân chỉnh màn hình (calibrate their monitors) để nó thể hiện màu sắc một cách đúng nhất. Thường thì họ bắt buộc phải làm việc này hàng tuần hoặc 2 tuần 1 lần. Để cân chỉnh màn hình, người ta dùng các công cụ như Xrite, Spyder ... giá cả từ một trăm đến vài trăm USD. Dân nghiệp dư như chúng ta thì có thể dùng ngay công cụ Adobe Gama đi kèm theo Photoshop để tự cân chỉnh, nhưng cách này khá là theo cảm tính, và tất nhiên là không thể nào chính xác như cách dùng "đồ chơi" rồi. Phần này em sẽ nói sau.

Tiếp theo, sau khi làm việc với bức hình trên Photoshop, thì chúng ta xuất hình ra Outputs. Outputs có thể là Web và Printers. Nếu output là web (trong trường hợp của chúng ta là post lên forum) thì chúng ta sẽ phải convert bức ảnh đó từ Adobe RGB sang sRGB. Còn nếu output là printers, thì để in một cách chuẩn xác nhất, ta cần có color profile của cái máy in mà chúng ta sẽ in. Printers không dùng RGB mà dùng CMYK, đây chính là điều mà rất rất nhiều người thắc mắc và hiểu sai rất trầm trọng. Phần này em cũng sẽ nói sau.


 

trước hết mời các bác open Photoshop, ấn Ctrl+Shift+K để mở Color Settings Dialog Box và chỉnh các thông số như thế này.



Cái dialog box này nhìn vào thì rõ là rắc rối. tất nhiên chả ai dại gì đụng vào nó cho rách việc. nhưng nếu mình biết ý nghĩa của nó thì mình sẽ control được nó chứ.

Giải thích:

Settings: là tập hợp các settings mà mình chọn (hoặc có sẵn). trên máy em thì em set và save sẵn nên trông nó thế. trên máy các bác thì có thể nó đề là U.S. Prepress Default. cái phần này tại thời điểm này chưa quan trọng lắm. vì trong phần tiếp theo em sẽ hướng dẫn làm sao thay đổi nó một cách hợp lý nhất.

Advanced Mode: cái này nói sau. bây h tạm thời cứ uncheck nó đi đã cho đỡ rắc rối.

Working Spaces:phần này quan trọng đây, vì nó chính là môi trường làm việc của PS.

-->RGB: dùng để chọn RGB working space. Ta chọn Adobe RGB. Một số profile thông thường là Adobe RGB, Apple RGB, sRGB . . . trong đó sRGB là space nhỏ nhất và thích hợp với 99% monitors trên thế giới (vì vậy nó mới là profile dùng cho web graphics). Apple RGB là profile dành cho màn hình máy Mac. AdobeRGB là một space khá lớn và vì vậy, nó có thể ''bao gồm'' các space khác. do đó, tốt nhất là chọn Adobe RGB vì sau này nếu cần, ta có thể chuyển sang space khác (convert) một cách dễ dàng.

-->CMYK: dùng để chọn CMYK working space. phần này dành cho các bác làm việc với chế bản như Quark Express, InDesign. Vì ta không làm việc với print graphics nên cái này không (chưa) quan trọng. chọn thế nào cũng được.

-->Gray và Spot: để default value (20%)

Color Management Policies: dùng để quản lý color profiles khi mở mới một image/photo.

Đối với một image trên máy tính, có thể nó không có profile (unprofiled) có thể nó là sRGB, có thể là AdobeRGB, có thể là một cái CMYK profile nào đó, cũng có thể profile của nó linh tinh (profile zời ơi đất hỡi nào đó, ai đó nghịch ngợm chẳng hạn).

-->RGB: phản ứng khi mở file và làm việc trong môi trường RGB. Tốt nhất là chọn Convert to Working RGB. nếu các bác theo dõi và làm theo đúng các bước thì hiện giờ Working RGB đang là Adobe RGB, và như đã giải thích, đây là không gian màu khá lớn nên nó bao quát gần như tất cả các không gian khác. ví dụ nếu hình của mình là sRGB nhưng mình chọn convert to Adobe RGB thì dù không có thêm tí màu nào nhưng trong quá trình làm việc với hình ảnh, mình có nhiều sự lựa chọn về màu sắc hơn (flexible)

-->CMYK: Nếu một bức ảnh mà có CMYK profile đi kèm với nó, thì thông thường người tạo ra nó biết anh ta đang làm gì với nó (he knows whatever the heck he's doing) vì vậy cách tốt nhất là nó thế nào thì mình giữ nguyên. tức là để Preserve Embedded Profiles.

-->Gray: Chọn là Off

-->Profile Mismatches: Nghĩa là nếu mở một image file ra mà cái profile của nó không trùng với Working Space thì làm thế nào. --> ta check vào Ask When Openinguncheck Ask When Pasting vì khi open file, ta có thể chọn Working Space của ta hoặc của cái image đó(tùy từng mục đích). Còn khi paste thì tất nhiên là phải dùng cái space mà ta đang làm việc.

-->Missing Profiles: là khi mở một image file mà nó bị miss profile, hay nói cách khác là không có profile (unprofiled). Trong trường hợp này thì uncheck Ask When Opening nghĩa là ta sẽ dùng setting mà ta định sẵn ở trên: nếu image đó là RGB thì tự động convert sang Working RGB, còn nếu là CMYK thì giữ nguyên.

OK tiếp theo đến phần Advanced Mode. Trong Photoshop CS2 thì không có cái check/uncheck vào Advanced Mode mà là More Option/Fewer Option. Về bản chất là như nhau.

Phần này chủ yếu dành cho dân Color Technicians. Tuy nhiên có một option mà ta cần đổi, đó là Intent. Default của nó là Relative Colormetric. Option này thực chất là dành cho Presentation Graphics (pie charts, vector illustrations . . .) Adobe để default là Relative Colormetric chẳng qua là để đồng nhất với Illustrator và InDesign. Tuy nhiên ta không làm việc với 2 chuơng trình đó nên sẽ chuyển option này thành Perceptual, là option dành cho pixel images. Phần Engine thì giữ nguyên là Adobe (ACE)

OK sau khi set rồi thì chúng ta có thể Save lại để sau này dùng (chọn Save, rồi save thành một file. Ở đây em save thành Teddy CS Color Profile Settings). Sau này nếu ai "nghịch" ngợm vào máy mình, thay đổi thông số linh tinh, ta chỉ cần chọn lại cái settings ta đã save là xong. Hoặc là khi ta chuyển sang máy khác dùng, ta chỉ cần Load cái settings đã save sẵn là được.


Choosing a proper color profile for each specific purpose.

Nếu có nhiều storage thì ta save thành file PSD hoặc TIFF, nhưng có những trường hợp thì file PSD/TIFF quá lớn và file không quan trọng, ta chỉ cần save ở dạng JPG là đủ. Thông thường, working space là AdobRGB, và đó image ta đang làm việc là image gốc, vì vậy để lưu trữ, ta save profile này với cái image. Ta chọn File/Save As để mở Save As Dialog Box, nhìn xuống dưới, sẽ thấy có tuỳ chọn ICC Profile: Adobe RGB (1998). đánh dấu tuỳ chọn này và click vào nút Save. Mức nén chọn là 12 (Maximum) vì đây là file gốc.


Đó là image gốc, ta cất vào một chỗ, khi nào cần sẽ lấy ra sử dụng. Khi cần post hình lên forum, ta làm như sau:

-Image/Mode/Convert to Profile -->; chọn sRGB IEC61966-2.1. Phần Intent nhớ để ý nó phải là Perceptual





Trong Photoshop CS2 thì cái Option này nó nằm trong mục Edit/Convert To Profile


Bước tiếp theo là File/Save For Web và cân chỉnh các mức nén sao cho phù hợp. Tuy nhiên, quan trọng là phải check vào phần ICC Profile nếu không thì bức ảnh sẽ ko có profile (unprofiled, hay profile mising). Nếu bị profile missing, thì khi mở ra trong Photoshop, nó sẽ được tự động gán cho AdobeRGB profile nếu như phần Color Settings ta set như trên.


Lưu ý là nếu Save For Web, thông tin trong file JPG sẽ được rút gọn xuống một cách tối đa, mục đích là để làm cho file càng nhỏ càng tốt. Vì thế, các thông tin không phục vụ cho mục đích thể hiện file như EXIF chẳng hạn, sẽ bị xóa bỏ hoàn toàn. Nếu không muốn các thông tin này bị xóa bỏ, ta dùng File/Save As như ở trên, sau đó cũng lựa chọn các mức nén cho phù hợp Thường thường thì mức số 8 hoặc 9 là vừa vặn. Em hay để ở 8 hoặc 9, tùy từng image.

ảnh sau khi Save For Web, có thể tự kiểm tra xem nó có phải sRGB hay chưa bằng cách dùng PS mở nó ra. nếu phần Color Settings đã set đúng như trên thì sẽ thấy PS hiện lên bảng thông báo "Embedded Profile Mismatch". Nếu nhìn xuống dưới sẽ thấy nó bảo: embedded là sRGB IEC61966-2.1 và Working là Adobe RGB (1998) --->; vậy là file đó được saved một cách properly và ready to go to the web.

===================
Vậy thôi. Từ nay khi ảnh các bác đưa lên web, IE của người xem sẽ biết chính xác phải thể hiện bức ảnh đó thế nào trên màn hình (IE tự động convert profile của hình sang sRGB để thể hiện). Còn cái hình đó màu sắc thể hiện đúng đến đâu thì lại là vấn đề của người xem. Người đó muốn xem chính xác thì phải tự cân chỉnh màn hình của mình. Xin mời xem tiếp phần 2: Monitor Calibration dùng Adobe Gama và các phần phụ: Làm thế nào để hình in ra có màu sắc giống với màu trên màn hình nhất (dùng máy in màu inkjet) và Camera Color Calibration 
Còn tiếp...