28 thg 9, 2010

Quản lý màu sắc - Phần 2


II. Soft Proofing

1. Photoshop là một thiết bị vào-ra

Trong Quản lý màu sắc, Photoshop được coi là một thiết bị đặc biệt: vừa để nhập dữ liệu, vừa để xuất dữ liệu. Vì vậy, không gian màu của Photoshop chính là không gian màu làm việc của nó (Photoshop's working space) và có tác dụng y hệt không gian màu của các thiết bị khác.


Photoshop được coi là một thiết bị (Device)

Chính vì vậy, mỗi khi mở một hình trong Photoshop, nếu profile của hình ảnh không trùng với Photoshop, ta nhận được hộp thoại "Profile Mismatch". Tiếp theo, dữ liệu sẽ được chuyển đổi thêm một lần nữa để xuất ra màn hình. Toàn bộ quá trình được tóm tắt như sau:


Cũng tương tự như vậy, khi bức hình được in ra, dữ liệu hình ảnh sẽ được chuyển đổi qua không gian màu trung gian, rồi mới chuyển tiếp qua không gian màu máy in. Quá trình này hoàn toàn độc lập với quá trình xuất hình ra màn hình:

Quá trình xuất hình ra máy in và ra màn hình là hoàn toàn độc lập với nhau

2. Ý tưởng "Soft Proofing"
Soft Proofing là cách sử dụng màn hình để xem trước (preview) hình ảnh sẽ trông như thế nào sau khi xuất ra các thiết bị đầu ra, chủ yếu là máy in. Ý tưởng rất đơn giản: "giả vờ" dữ liệu đã được xuất ra thành dữ liệu máy in, nhưng ta không gửi tín hiệu tới máy in để in hình. Thay vào đó, ta xuất tiếp dữ liệu ngược lại vào màn hình.


Xuất dữ liệu máy in ngược trở lại màn hình, ta có thể xem trước hình ảnh khi in trông như thế nào

Tại sao lại dùng Soft Proofing?
Câu trả lời rất đơn giản. Do đặc điểm không gian màu của máy in thường rất nhỏ so với các thiết bị đầu vào khác, khi xuất hình ra máy in, các dữ liệu hình ảnh không thể hiện được (out of gammut) sẽ bị chuyển đổi hay cắt bỏ. Kết quả là hình bị mất chi tiết và có thể có màu "xỉn xỉn". Với chức năng Soft Proofing, ta có thể "tiên đoán" hình ảnh sẽ trông như thế nào khi in ra, từ đó có sự điều chỉnh hợp lý để có kết quả ưng ý nhất.

3. Sử dụng chức năng Soft Proofing thế nào
Chú ý: để sử dụng chức năng này, coi như tất cả các thiết bị từ màn hình đến máy in đều đã được cân chỉnh.

Chuẩn bị
Giả sử ta đã tới nhà in và xin được file Color profile của máy in của họ. vd bác kantruong, trong topic http://www.vnphoto.net/forums/showth...2999#post62999 đã xin được profile http://kythuatin.com/downloads/Offse...K85_V25PO4.zip

Bung file này ra và copy các file icc (trong trường hợp này là các file OffsetEuro U360 K85 V25PO4.icc và OffsetEuro U385 K85 V25PO4.icc) vào folder C:\WINDOWS\system32\spool\drivers\color

Tiếp theo, trong Photoshop, vào View/Proof Setup/Custom... để mở hộp thoại Customize Proof Condition
 


Trong hộp thoại này, set các giá trị như sau
-Nếu không muốn bị "bất ngờ" thì bỏ đánh dấu phần "Preview". Lý do vì sao, làm thử sẽ biết :)
-Device to simulate: chọn profile của máy in mà ta cần giả lập. trong trường hợp này, chọn OffsetEuro U360 K85 V25PO4
-Rendering Intent: chon Perceptual. Đây là một trong 4 phép xử lý dữ liệu khi convert ảnh. chi tiết về phần này xem thêm bên Quản lý màu sắc.
-Đánh dấu Black Point Compensation
-Các phần Simulate Paper Color và Simulate Black Ink có thể chọn, tùy theo mình có muốn giả lập giấy và mực in hay không.

Sau đó click vào Save... và đặt tên theo ý thích. Trong trường hợp này là "gia lap OffsetEuro U360"
Cuối cùng, rất quan trọng, click vào Cancel để thoát ra.


Bắt đầu giả lập
Vào View/Proof Setup/ và click vào tùy chọn mình vừa tạo. trong trường hợp này là View/Proof Setup/gia lap OffsetEuro U360

Chú ý: đặt chuột vào tùy chọn này, nhắm mát lại, quay đi chỗ khác khoảng 10 giây trở lên, rồi click, sau đó mới quay lại. Nếu không, sẽ bị "choáng" màu

Máy in offset chỉ có 4 màu, nên không gian màu của nó rất nhỏ, in ra ảnh có màu sắc rực rỡ như trên màn hình máy tính hay hình từ máy in mực là điều không tưởng. Vì thế, khi "proofing", nếu không nhìn ra chỗ khác, ta sẽ nhận thấy sự thay đổi quá rõ rệt và có cảm giác hình "không đẹp"


Sau khi click, phần Proof Colors sẽ được tự động đánh dấu. Nếu không, vào View/Proof Colors hoặc nhấn Ctrl+Y để xem những phần nào bị "Out of gammut", chọn View/Gammut Warning hoặc nhấn Ctrl+Shift+Y
Nếu thấy xuất hiện những vệt màu xám trên ảnh: màu sắc ở những vùng đó là màu mà máy in không thể in được, hay nói cách khác, "out of the printer's gammut"


Bằng cách bật Soft Proof và Gammut Warning, ta có thể biết được những vùng ảnh nào cần sửa chữa lại cho phù hợp, để khi in ra, không bị mất chi tiết. Ví dụ, giảm độ đậm màu (saturation) xuống đến khi những vệt xám ở những phần quan trọng biến mất. Hoặc kết hợp với công cụ chọn (Selection Tools) để chỉ sửa chữa những phần xám đó mà vẫn giữ nguyên độ đậm màu ở những vùng không bị "out of gammut". Ngược lại, cũng có thể tăng độ đậm màu ở những vùng còn lại để khi in ra ảnh được tươi hơn. Các bước edit này nên làm với Adjustment Layers, tránh làm việc trực tiếp trên ảnh, vì mỗi máy in mỗi khác, từ đó, việc điều chỉnh ảnh cho phù hợp với mỗi máy in cũng rất khác nhau.

Nên nhớ, việc Soft Proofing không phải để tìm cách xuất ra ảnh với tất cả các chi tiết, màu sắc của bức ảnh. Tất cả các thiết bị đều khác nhau, nên điều đó là khôgn tưởng. Nhưng điều quan trọng là, dùng Soft Proofing để biết trước giữ lại được những chi tiết quan trọng của tấm hình trước khi in ra, và tránh không bị sốc khi nhìn thấy ảnh in ra quá khác so với những gì mình muôn/tưởng tượng.

26 thg 9, 2010

Nhạc yêu cầu 4

Karaoke: NHẠC YÊU CẦU 4 (File .ISO)

Hướng dẫn: Download, bung nén, ghi ra đĩa, mở ti vi... xem phim hành động


Photobucket


Photobucket


Link download

RS
http://rapidshare.com/files/420472278/Yeu_cau_4.part01.rar
http://rapidshare.com/files/420479065/Yeu_cau_4.part02.rar
http://rapidshare.com/files/420486676/Yeu_cau_4.part03.rar
http://rapidshare.com/files/420492489/Yeu_cau_4.part04.rar
http://rapidshare.com/files/420500043/Yeu_cau_4.part05.rar
http://rapidshare.com/files/420526388/Yeu_cau_4.part06.rar
http://rapidshare.com/files/420534112/Yeu_cau_4.part07.rar
http://rapidshare.com/files/420543657/Yeu_cau_4.part08.rar
http://rapidshare.com/files/420549962/Yeu_cau_4.part09.rar
http://rapidshare.com/files/420554468/Yeu_cau_4.part10.rar
http://rapidshare.com/files/420560356/Yeu_cau_4.part11.rar
http://rapidshare.com/files/420570180/Yeu_cau_4.part12.rar

FS
http://www.fileserve.com/file/pDnSwvt/Yeu cau 4.part01.rar
http://www.fileserve.com/file/ahc8mmC/Yeu cau 4.part02.rar
http://www.fileserve.com/file/kHCcQmT/Yeu cau 4.part03.rar
http://www.fileserve.com/file/usQ8Mg3/Yeu cau 4.part04.rar
http://www.fileserve.com/file/Ma6AzQG/Yeu cau 4.part05.rar
http://www.fileserve.com/file/hHDqqmD/Yeu cau 4.part06.rar
http://www.fileserve.com/file/5mgyQsA/Yeu cau 4.part07.rar
http://www.fileserve.com/file/2YRNVaz/Yeu cau 4.part08.rar
http://www.fileserve.com/file/zQMrew2/Yeu cau 4.part09.rar
http://www.fileserve.com/file/5pGrDSj/Yeu cau 4.part10.rar
http://www.fileserve.com/file/wNcvtKJ/Yeu cau 4.part11.rar
http://www.fileserve.com/file/HAXgY4Q/Yeu cau 4.part12.rar

MU
http://www.megaupload.com/?d=PLVYF0NH    Yeu cau 4.part01.rar
http://www.megaupload.com/?d=P5RE36I7    Yeu cau 4.part02.rar
http://www.megaupload.com/?d=EFKR8Y8H    Yeu cau 4.part03.rar
http://www.megaupload.com/?d=R8D2HE3B    Yeu cau 4.part04.rar
http://www.megaupload.com/?d=ZA2HMKGK    Yeu cau 4.part05.rar
http://www.megaupload.com/?d=WAC7RNRF    Yeu cau 4.part06.rar
http://www.megaupload.com/?d=2QIH73PX    Yeu cau 4.part07.rar
http://www.megaupload.com/?d=469IJ6KN    Yeu cau 4.part08.rar
http://www.megaupload.com/?d=6Z5C30NW    Yeu cau 4.part09.rar
http://www.megaupload.com/?d=D3R7U5XI    Yeu cau 4.part10.rar
http://www.megaupload.com/?d=0WB8V369    Yeu cau 4.part11.rar
http://www.megaupload.com/?d=7H6APL42    Yeu cau 4.part12.rar

Xử lý file PDF trong quá trình Chế bản In ấn

Trong các lưu đồ chế bản hiện đại ngày nay định dạng dữ liệu PDF được xem là định dạng chuẩn và khái niệm lưu đồ làm việc PDF cũng không còn xa lạ gì với mọi người. Tuy nhiên qua thống kê từ quá trình chế bản CTF hoặc CTP, phần lớn các lỗi xảy ra là do file PDF không được tạo ra hoặc không được xử lí chính xác. Để góp phần khắc phục các lỗi của PDF, chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu với quý vị độc giả tài liệu hết sức hữu ích này được trích từ tài liệu đào tạo nhân viên chế bản được biên soạn bởi Phòng kỹ thuật của công ty Huynh đệ Anh Khoa­
I.    Khái quát về các cách tạo file PDF từ trình ứng dụng.
­
    Cách 1: Dùng Acrobat Distiller: từ trình ứng dụng ta xuất ra các định dạng file postScript như: *.PS, *.PRN, *.EPS, *.SEP sau đó dùng Distiller dịch r­­a định dạng file PDF. Với cách làm này ta không thể giữ được hiệu ứng trong suốt (transparency) từ các trình ứng dụng vì các đối tượng transparency đã bị trộn lại (platten) do quá trình biên dịch bằng Distiller cũng là một quá trình in nên nó đã ép hết tất cả các layer về một lớp duy nhất.
    Cách 2: Từ trình ứng dụng ta chọn lệnh Print, tại mục Printer chọn máy in là Adobe PDF, sau đó thiết lập các tùy chọn cần thiết để in ra file PDF. Cách làm này cũng dùng driver PostScript để biên dịch file từ trình ứng dụng thành file PDF, nó yêu cầu người kỹ thuật viên chế bản phải thiết lập các thông số chính xác cho quá trình in PDF.
    Cách 3: Dùng thư viện PDF (PDF Library): đây là thư viện PDF được tích hợp vào các trình ứng dụng giúp ta có thể chuyển đổi trực tiếp từ trình ứng dụng qua PDF mà không cần qua quá trình dịch với Distiller. Với cách làm này ta có thể giữ được transparency cũng như những hiệu ứng khác cho PDF với điều kiện trong Option tùy chọn ta phải chọn Acrobat 5 (PDF 1.4) trở lên.
    Cách 4: Dùng lệnh Export, Publish, save as PDF hoặc Prepare for service bureau, trên thực tế đây cũng là một quá trình in qua postscript driver được tích hợp sẵn trong trình ứng dụng.

II. KHÁC NHAU GIỮA PDF ĐƯỢC TẠO TỪ POSTSCRIPT VÀ PDF ĐƯỢC TẠO RA TỪ PDF LIBRARY.
-    PDF library là thư viện chuyển đổi các đối tượng có trong một tài liệu thành định dạng PDF nhưng vẫn cho phép trình ứng dụng gốc mở file PDF và xử lí nó như một tập tin của tài liệu gốc. PDF được tạo từ PDF library giữ được transparency và các hiệu ứng, nó cho khả năng chỉnh sửa cao nhất.



                      Trong file pdf được tạo qua PDF Library các đối tượng transparency được bảo toàn

-    PDF được tao từ postScript không giữ được transparency và không thể chỉnh sửa được hoặc có thể chỉnh sửa nhưng rất dễ bị lỗi
    Ví dụ điển hình của việc dùng PDF Library chính là dùng lệnh Save as và chọn Save as type là Adobe PDF trong trình ứng dụng Adobe Illustrator.


            Trong file pdf được tạo qua PDF library các đối tượng transparency được bảo toàn

II.MỘT SỐ LỖI CÓ THỂ GẶP KHI XUẤT PDF TỪ CÁC TRÌNH ỨNG DỤNG.­
-    Font chữ không được nhúng theo file, mất một số chữ trong quá trình tạo file PDF, ­chữ bị bít.
-    Một số hiệu ứng khi xuất sang PDF thường hay bị lỗi (drop shadows bị biến thành fill, transparency bị gãy hoặc sọc, tô chuyển gradient bị đổi chiều, gradient mesh hoặc pattern fill bị biến đổi, …)
-    Một số hình khi ta bóc nền trong photoshop sau đó save lại với đuôi psd để đưa vào các chương trình đồ họa khác như Corel hay AI chẳng hạn thường bị fill trắng tại những vùng đã cho trong suốt.
-    Hình bị xé, xuất hiện các đường sọc không mong muốn trên hình.
-    Hình bị giảm độ phân giải hoặc độ phân giải không đúng lỗi này thường xảy ra do trong lúc ta thiết lập các tùy chọn về  hình ảnh để tạo ra file PDF không đúng.
-    Hình ảnh bị sai không gian màu.
-    Kích thước file không đúng do trong lúc chọn khổ để tạo PDF bị sai.
-    Không định nghĩa đầy đủ các box trong lúc tạo PDF.
-    Một số trường hợp chữ bị bể do bị thiết lập ở chế độ multiply, hoặc bị bóng transparency đè.
-    Đối tượng màu trắng bị gán thuộc tính Overprint khi tạo PDF sẽ bị mất.
-    Mã barcode chữ bị dồn về một phía
-    File không hiểu màu pha, màu pha hoặc Pantone đổi thành màu Process.
Trong tài liệu này, chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu các cách xử lí sao cho file PDF tạo ra phù hợp với mục đích sử dụng.

III.XUẤT PDF GIỮ ĐƯỢC TRANSPARENCY:
Trong xử lí file PDF hiện nay, vấn đề khó nhất vẫn là các hiệu ứng tô transparency, các hiệu ứng này ngày càng được phát triển nhiều hơn với các công cụ và các hiệu ứng phong phú trong các chương trình đồ họa. Nó giúp cho nhà thiết kế thể hiện ý tưởng của mình dễ dàng hơn nhưng nó cũng là nỗi lo lắng của các kỹ thuật viên chế bản khi gặp phải các tài liệu có transparency, ta sẽ xem xét xử lí file có chứa hiệu ứng transparency sao cho hiệu quả nhất

Với Corel:
Để từ C­orel xuất PDF vẫn giữ được transparency và các hiệu cũng như có thể dùng AI để chỉnh sửa sau này ta làm nên dùng lệnh Publish to PDF.Trong tùy chọn Option ta chọn tùy chọn cao nhất mà PDF có thể hỗ trợ cụ thể ở đây là acrobat 6.0 đối với phiên bản Corel 13.Với tùy chọn này ta sẽ giữ được transparency và các hiệu ứng cũng như khi mở chúng với AI sẽ ít gặp lỗi nhất.
    




Nhưng cũng với file trên nếu ta xuất từ Corel sang EPS sau đó dùng Distiller để dịch ra PDF hoặc dùng lệnh file / Print với máy in Adobe PDF thì sẽ không còn giữ được transparency, nếu dùng AI để mở lên sẽ bị lỗi như sau:


 Với AI
Đế tạo ra file PDF vẫn giữ được transparency và cho hiệu quả chỉnh sửa cao nhất ta nên dùng PDF Library với chức năng save as, chọn định dạng file xuất ra là PDF, trong hộp thoại save Adobe PDF tại mục Compatibility ta chọn định dạng cao nhất mà Acrobat hỗ trợ.Tiếp đó ta đánh dấu chọn hai tùy chọn: Preserve Illustrator Editing Capabilities và Creat Acrobat Layers from Top-Level Layers.


Sau đó chọn các tùy chọn cần thiết và save lại, kiểm tra lại bằng Acrobat ta sẽ thấy tài liệu vẫn giữ được transparency.


Vậy tại sao ta phải giữ transparency?
Việc giữ lại transparency giúp ta có thể dễ dàng chỉnh sửa được những file PDF có chứa transparency mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng file. Đối với những Rip mới có hỗ trợ transparency thì file PDF được tạo ra đẹp hơn, ít bị sọc, không bị bung mask tại những vùng có sử  dụng transparency. Nhưng thời gian để Rip những file có hiệu ứng transparency sẽ lâu hơn (cần lưu ý khi tạo file PDF với PDF Library là tùy chọn tương thích với Acrobat 5 (PDF 1.4) trở lên thì mới có hỗ trợ transparency).
File đã flatten transparency

File chưa flatten transparency
Có hai cách để kiểm tra transparency trong acrobat 8.
C1: Menu Advanced / Print production / Flattener preview, sau đó chọn tùy chọn transparecy trong bảng Flattener Preview
Những vùng có màu đỏ là phần hiển thị cho transparency

C2: Từ Menu Advanced của Acrobat 8 ta chọn tùy chọn Preflight, tiếp đó trong bảng Preflight ta tìm đến mục PDF Analysis và chọn nó

Tiếp đó chọn tùy chọn list transparent objects và nhấn nút Execute

Chương trình sẽ tự động liệt kê hết tất cả các đối tượng transparency có trong file. Đánh dấu check vào mục Show selected page object in Snap view và click chọn vào từng đối tượng transparency được liệt kê trong bảng, chương trình sẽ view cho ta thấy hiệu ứng transparency đó. Để xem được vị trí của đối tượng transparency trên màn hình ta chỉ cần click đúp vào tên của chúng trong bảng liệt kê.

IV. CHUẨN HÓA DỮ LIỆU CHO FILE PDF:
Có một điều ít người để ý là khi tạo tài liệu PDF ta phải làm sao tạo được các box như: Trim box, Bleed box, Crop box và Media box. Vậy các box này là gì và chúng có vai trò như thế nào? Tại sao ta cần phải có nó? Trước hết cần phải nắm rõ các khái niệm này
-    Trim box: phần trang đã được cắt xén (nó bằng khổ thành phẩm)
-    Bleed box: phần trang chứa khoảng chừa cho tràn lề
-    Media box: phần trang hiển thị trên màn hình mà ta thấy, chứa cả Trim box, Bleed box, các bon xén, bon chồng màu.
-    Crop box thường bằng Media box
Việc tạo file PDF có chứa đầy đủ các box rất có lợi cho ta khi làm việc với các phần mềm bình trang điện tử. Hầu hết các chương trình bình trang điện tử đều dựa trên Trim box để bình các trang tài liệu lại với nhau. Vì thế khi tạo file từ các phần mềm ứng dụng như: QuarkXpress, InDesign, AI … ta cần lưu ý phải đặt Document (khổ trang) đúng bằng khổ thành phẩm và khi tạo PDF nên kèm theo tất cả bon mark, phần chừa bleed đầy đủ.
Điều kiện đầu tiên để thỏa mãn các tiêu chuẩn về file PDF ví dụ như PDF /X1- a là file phải có đầy đủ các box.

Một câu hỏi khác được đặt ra khi dùng file PDF là nên để file PDF ở dạng liên tục nhiều trang hay là tách rời.
Câu trả lời là nếu 1 tài liệu được dàn trang t­ừ một chương trình duy nhất (ví dụ như QuarkXpress hay InDesign) ta nên để ở dạng liên tục, nếu không ta nên để PDF ở dạng tách rời. Vì:
-    Ít khi có ấn phẩm nào được làm bởi cùng một chương trình, bởi vì một ấn phẩm có thể do nhiều người cùng làm mỗi người phụ trách một phần riêng khác nhau. Tùy theo sở trường của từng người mà có thể dùng nhiều phần mềm khác nhau, người thích dùng QuarkXpress, người thì thích dùng InDesign, người khác lại thích xài Corel chẳng hạn, kết quả ta thu được là những trang PDF rời.
-    Thời điểm khách hàng đưa file cho ta không cùng lúc mà là từng mục rời nhau trong những khoảng thời gian khác nhau.
-    Khi làm báo thì những trang tin tức thời sự nóng bỏng thường được cập nhật vào giờ chót. Nên PDF rời thường thuận tiện hơn để chèn vào các trang trắng của phần mềm bình trang.
-    Các phần mềm bình trang điện tử đều có chức năng run list, nên việc bình với PDF rời hoặc liên tục đều có thể làm được.
-    Trong quá trình xử lí file thì PDF rời giúp ta thao tác nhanh hơn ví dụ như tìm lỗi của PDF chẳng hạn.
-    File PDF rời chạy nhẹ nhàng hơn chỉnh sửa nhanh hơn.
-    Thay đổi vị trí và số trang dễ dàng hơn.

Khổ trang:

Ngôn ngữ Postscript 100% tính bằng đơn vị là point, gốc tọa độ là phía dưới bên trái của tài liệu, nên từ các trình ứng dụng khác nhau khi ta dùng postscript để biên dịch sang PDF thì có khả năng kích thước tài liệu bị lệch đôi chút, do thói quen của người thiết kế là hay sử dụng đơn vị là millimet nên trong quá trình biên dịch postscript sẽ có một quá trình quy đổi giữa hai đơn vị là point và millimet vì thế trong một số trường hợp kích thước tài liệu của ta sẽ bị sai đôi chút, ví dụ như tài liệu của ta đặt là 200x280mm khi biên dịch qua PDF sẽ thành là 199.978 x 279.988mm. Tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau có thể chúng sẽ  lệch với những kích thước khác nhau, và sẽ cho ra những trim box khác nhau. Vì thế khi bình chung với nhau sẽ dễ bị lệch dẫn đến đường line của các trang nằm cạnh nhau không thẳng tài liệu không được đẹp.
vietnamprint (Theo HĐAK )

25 thg 9, 2010

Quản lý màu sắc - Phần 1

Bài sưu tầm của bạn TeddyLoves - Thành viên của trang "http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=6063"

Soft Proofing

Bài này hơi nhiều chữ, các bác chịu khó đọc nha. Sẽ cố gắng add hình & format lại thật sớm, cho dễ hiểu hơn.


Tất cả các bài viết đều dựa trên các cuốn "Real World Color Management" - Bruce Fraser, Chris Murphy, & Fred Bunting, "Understanding Color Management" - Abhay Sharma, "Color Management for Photographers" - Andrew Rodney, và kiến thức thu lượm đươc từ internet.


I. Tóm tắt về Quản lý màu sắc


1. Đặt vấn đề
Tất cả các thiết bị đều khác nhau. Lý do thì nhiều: do khâu quản lý chất lượng khi sản xuất, do khâu bảo quản, hay do thời gian. Để ý các màn hình cũ đều tối hơn, các tấm pano quảng cáo hay các tấm ảnh để lâu ngày sẽ bị phai màu. Điều này áp dụng cho tất cả các thiết bị từ đầu vào (camera, scanner...) đến thiết bị đầu ra (monitor, printer...).


Để dễ hình dung, tưởng tượng mỗi nước đều có một hệ thống kinh tế khác nhau, dẫn đến mỗi nước đều có đồng tiền riêng của mình. Và như vậy, cùng một mặt hàng, cùng một giá trị, nhưng mỗi nơi một khác. Ví dụ, 1 máy ảnh có giá bán ở Nhật 100,000 Yên, thì ở Mỹ có giá 856USD, ở Anh có giá 459 Pounds, ở Việt Nam lại có giá 13,752,085 đồng.

Tương tự như vậy, một chiếc mũ đỏ, khi được chụp qua máy ảnh số của Canon, 1 điểm ảnh có thể được ghi lại với giá trị RGB tương ứng là 180,15,30 trong khi cùng một điểm ảnh đó, máy Nikon lại ghi lại là 175,22,28. Cũng cùng điểm đó, máy in Epson có khi lại in ra thành 178, 25,31. Một máy in Epson khác, cùng model, có khi lại in ra thành 179,24,33. Tại sao lại có sự khác nhau như vậy? Tại vì tất cả các thiết bị đều khác nhau.



Digital Camera. Price: ¥100,000Yen / $856USD / £459GBP / VND13,752,085


2. Không gian màu (Color Spaces)
Màu sắc phụ thuộc thiết bị
Ta đi du lịch ở Nhật, vào tiệm mua 1 chiếc máy ảnh. Khi người chủ nói "máy ảnh này giá một trăm ngàn" thì ta hiểu rằng đó là 100,000 Yên. Ngược lại, nếu vào tiệm BH ở New York, người bán hàng nói "máy ảnh này giá 856 đô" thì ta hiểu rằng đó là 856USD. 856USD có khác 100,000 Yên không? Tất nhiên là không. mặc dù con số thì khác, nhưng cuối cùng ta vẫn mua được cùng 1 loại máy ảnh đó. Ta nói, giá cả phụ thuộc từng nước ("giá cả" - price nhé, không phải "giá trị"- value), hay nói đúng hơn là từng hệ thống tiền tệ. Không có gì sai khi mà ta ở SG, và khoe với bạn là vừa mua ở tiệm Khánh Long chiếc máy ảnh trên với giá 856USD thay vì 13 triệu. Cùng một màu trên 1 chiếc mũ, máy Canon bảo "180,15,30" trong khi máy Nikon bảo "175,22,28". Ta nói, những giá trị màu sắc này là những giá trị màu sắc phụ thuộc từng thiết bị.


Màu sắc không phụ thuộc thiết bị
Vì mỗi nước có một hệt thống tiền tệ khác nhau, việc mua bán, trao đổi, xuất-nhập khẩu gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, các nước trong khối liên minh Châu Âu dần dần đã chuyển sagn dùng đồng tiền chung (chuẩn), gọi là đồng Euro. Giá trị của đồng tiền nay không thay đổi khi được dùng ở các nước châu Âu, và cũng không thay đổi nếu nó được mang vào Anh hay vào Mỹ. Tương tự như vậy, để tiện giao dịch, đồng USD được quy ước là đồng tiền chuẩn trong giao dịch xuất-nhập khẩu giữa các nước. Lúc này ta nói, giá trị đồng USD không phụ thuộc từng nước.

Đối với các thiết bị vào-ra, để có "tiếng nói chung" như vậy, người ta sử dụng các thiết bị đo đạc với độ chính xác cực cao, đo các giá trị màu "chuẩn" và tạo nên một không gian màu "chuẩn". Thực ra cũng có vài không gian màu "chuẩn" như vậy nhưng được dùng nhiều nhất là CIE 1976 L*,a*,b* viết tắt là LAB.

Nói tóm lại, bất kỳ một màu nào, dù được ghi lại hay hiển thị bởi bất kỳ thiết bị nào, khi đối chiếu với giá trị LAB, đều có chung một giá trị duy nhất không thay đổi. Cũng giống như một máy Canon 300D khi mới ra đều có giá 999USD ở bất cứ nơi nào trên thế giới.


3. Device Profiles
Hình dung, một nhóm người gồm Anh, Úc, Trung Quốc, Canada, Việt Nam, Nhật Bản đi du lịch ở Tanzania. Khi đặt chân xuống sân bay, họ vào một tiệm bán đồ lưu niệm. Nếu mỗi người đều mua hàng bằng tiền từ nước mình, người bán hàng sẽ rất mất thời gian kiểm tra tỉ giá và tính toán giá cả. Thay vì đó, anh ta chỉ đề giá bằng tiền USD, và tất cả mọi người đều đổi tiền của nước mình ra tiền USD rồi mua hàng. Như vậy người bán hàng tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tránh sai sót. Đồng thời, người mua cũng có thể so sánh với nhau bằng tiền USD, thay vì quy đổi giá trị của món hàng từ tiền của nước mình sang tiền của các nước còn lại.

Tương tự như vậy, giống như mỗi nước có một đồng tiền, dùng để định nghĩa giá trị của mỗi món hàng trong nước đó, thì mỗi thiết bị đều có một profile riêng. Profile này cho ta biết giá trị thực của mỗi điểm ảnh - hay nói cách khác, mỗi điểm ảnh đó tương đương với màu sắc nào.
Khi trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị, vì các thiết bị không giống nhau, việc chuyển đổi sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy cách dễ nhất là chuyển đổi dữ liệu gốc sang một dạng chuẩn, rồi lại chuyển tiếp từ dữ liệu chuẩn đó thành dữ liệu đích.

Trong ví dụ đầu tiên, một máy ảnh ở Nhật có giá 100,000 Yên, với tỉ giá USD là 116.8, ta chuyển qua tiền USD sẽ thành 856USD. Máy ảnh đó ở Việt Nam có giá 13,752,085, với tỉ giá USD là 16,065, ta chuyển qua tiền USD sẽ thành 856USD.

Nhờ có các tỉ giá USD trên, ta hiểu được giá trị của đồng Yên & đồng VND tính theo USD. Cũng tương tự như vậy, nhờ có Device Profiles, ta hiểu được giá trị của các điểm ảnh của từng thiết bị tính theo không gian LAB - không gian màu chuẩn & không phụ thuộc thiết bị.

Canon --> 180,15,30 --> Canon's Device Profile --> 45,53,0
Nikon --> 175,22,28 --> Nikon's Device Profile --> 45,53,0
Epson1 --> 178,25,31 -->Epson1's Device Profile --> 45,53,0
Epson2 --> 179,24,33 -->Epson2's Device Profile --> 45,53,0

Khi các điểm ảnh này được thể hiện trên các màn hình LCD của Apple:
45,53,0 --> Apple1's Device Profile --> 179,20,30
45,53,0 --> Apple2's Device Profile --> 179,25,19
45,53,0 --> Apple3's Device Profile --> 181,20,19


Đây chính là ý tưởng cơ bản trong Quản lý màu sắc: dùng profile trung gian để so sánh và convert màu sắc khi chuyển giữa các thiết bị.

Sau khi hiểu được điều này, Soft Proofing sẽ đơn giản như 1+1=2 vậy :)


Trong hình trên, không gian màu chuẩn CIELAB đóng vai trò là trạm trung chuyển giữa các thiết bị, và được gọi là Profile Connection Space. Tưởng tượng nó giống như một nút giao thông quan trọng - sân bay Hong Kong chẳng hạn. Tất cả các chuyến bay từ các nước trong khu vực ra các nước khác đều transit qua nơi này. Ví dụ Việt Nam -->; Mỹ thực ra là Việt Nam -->; Hong Kong -->; Mỹ, Singapore -->; Italia thực ra là Singapore --->; Hong Kong -->; Italia.
Còn tiếp...

23 thg 9, 2010

Tải bài học Văn phạm theo chủ đề

Để giúp các bạn học tập và thực hành các bài học văn phạm trong tiếng Anh, mạng thông tin du hoc www.thanhphatduhoc.com đã giới thiệu một chức năng mới: TẢI BÀI HỌC TIẾNG ANH THEO TỪNG CHỦ ĐỀ.
Hiện tại, các bài học Văn phạm được chia thành các chủ đề như sau:
  • Động từ, Mệnh đề động từ
  • Tính từ, Trạng từ, Giới từ
  • Các Thì trong tiếng Anh
  • Thành ngữ, Từ vựng
  • Danh từ, Đại danh từ
  • Các dạng câu trong tiếng Anh
  • Các từ liên kết
  • Các cách diễn đạt trong tiếng Anh
Chức năng này cho phép người học tiếng Anh có thể tải các bài học tiếng Anh hữu ích trên mạng www.thanhphatduhoc.com về tự học trong thời gian thuận tiện mà không cần internet.
Bạn có thể nhấn vào website của Thanhphatduhoc, chọn phần Học tiếng Anh, sau đó nhấn vào phần Văn phạm, chọn từng chủ đề  và bài học mà bạn muốn học. Hoặc bạn có thể nhấn trực tiếp vào đường dẫn: http://www.thanhphatduhoc.com/LearningEnglish/lesson.php vào phần Văn phạm để tải bài học về.
Anh THANH PHAT DU HOC - image001.jpg
Đây là trang web dành cho các bạn yêu thích tiếng Anh và có mong muốn trau dồi tiếng Anh của mình theo cách học hiện đại. Mỗi tuần, web Thanhphatduhoc gởi đến hộp thư điện tử của các thành viên các bài học tiếng Anh về từ vựng, văn phạm và nghe-phát âm. Các bài học về từ vựng có chủ đề về Phỏng vấn xin việc, Kỹ năng làm việc trong văn phòng, Kỹ năng giao tiếp với khách hàng, Định hướng kinh doanh cho doanh nghiệp... Qua các bài học tiếng Anh này, người học còn có thể sử dụng từ điển online để tra cứu từ vựng nhằm nâng cao vốn từ vựng tiếng Anh của mình.
Bài học tiếng Anh mỗi tuần sẽ được gởi đến hộp thư điện tử của bạn miễn phí nếu bạn là thành viên của mạng Thanhphatduhoc hoặc bạn có thể xem các bài học này tại trang web www.thanhphatduhoc.com/LearningEnglish.
Hãy tham gia đăng ký thành viên tại mạng www.thanhphatduhoc.com để được nhận Bài học tiếng Anh miễn phí mỗi tuần.
Liên hệ: Mạng du học trực tuyến Thanhphatduhoc
Website:www.thanhphatduhoc.com
Email: contactus@thanhphatduhoc.comĐịa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó
Vũ Minh Khang
(Vietbao online)